Những thông tin cần biết về bệnh trầm cảm

Tình hình trầm cảm ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ. Vậy nên việc tìm hiểu sớm căn bệnh này có thể giúp các bạn phòng ngừa và điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một dạng bệnh rối loạn tâm trạng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Người mắc bệnh trầm cảm thường có tâm trạng buồn bã, giảm hứng thú trong mọi việc và không có động lực trong cuộc sống.


Trầm cảm có phải bệnh tâm thần?

Theo phân loại quốc tế ICD-10, trầm cảm là một bệnh lý thực sự thuộc nhóm bệnh Rối loạn tâm thần và hành vi. Trầm cảm do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra, không phải chỉ là một bệnh về tưởng tượng.

Những người nào dễ bị trầm cảm?

Trầm cảm là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng có một số nhóm người dễ bị trầm cảm hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ:
  • Người cao tuổi: do sự suy giảm thể chất, mất đi người thân hay bạn bè, cô đơn hoặc thiếu sự quan tâm.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần: do yếu tố di truyền hoặc môi trường gia đình không lành mạnh.
  • Người có các bệnh lý khác: do sự ảnh hưởng của các triệu chứng hoặc thuốc điều trị, hoặc do sự lo lắng và căng thẳng về tình trạng sức khỏe.

Những loại trầm cảm thường gặp

Có nhiều loại trầm cảm khác nhau, nhưng dưới đây là 3 loại bệnh trầm cảm phổ biến và thường thấy nhất:


  • Trầm cảm nhẹ: Người bệnh có tâm trạng buồn bã và giảm hứng thú trong mọi việc, nhưng vẫn có thể hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày. Triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần.
  • Trầm cảm mãn tính: Người bệnh có tâm trạng chán nản và thiếu động lực kéo dài ít nhất 2 năm. Triệu chứng này có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng.
  • Trầm cảm sau sinh: Người bệnh là phụ nữ sau khi sinh con. Họ có tâm trạng buồn rầu, lo lắng và khóc dễ dàng. Triệu chứng này xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi sinh.

Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm cười là một dạng rối loạn trầm cảm chức năng cao hay rối loạn trầm cảm kéo dài. Người bị trầm cảm cười thường che giấu tình trạng thật của mình bằng nụ cười và thái độ sống lạc quan. Tuy nhiên, bên trong họ vẫn có những suy nghĩ tiêu cực, buồn chán và thậm chí tự sát

Trầm cảm có mấy mức độ

Bệnh trầm cảm được chia thành mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Mỗi mức độ có những triệu chứng và ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống của người bệnh.



Trầm cảm nhẹ: có 2 triệu chính là mất hứng thú và tâm trạng buồn bã, kèm với ít nhất 2 triệu chứng khác.
Trầm cảm vừa: có các biểu hiện tương tự trầm cảm nhẹ nhưng nặng hơn. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc học tập, làm việc hay giao tiếp.
Trầm cảm nặng: có các triệu chứng rõ ràng và thường xuyên. Người bệnh có thể tự tử hoặc gây tổn hại cho bản thân hay người khác.

Trầm cảm có tự khỏi không? 

Người bị trầm cảm có thể tự khỏi được nếu bệnh của họ ở mức nhẹ và không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn hoặc kéo dài hơn 13 tháng, bạn cần điều trị thích hợp để bệnh nhanh khỏi và tránh những hậu quả xấu.

Trầm cảm có chữa được không?

Mặc dù bệnh trầm cảm là một rối loạn tâm thần nguy hiểm nhưng các bạn có thể yên tâm bởi căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa được nếu người bệnh hợp tác, kiên trì. Đặc biệt là tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Quá trình điều trị có thể bao gồm thuốc an thần, liệu pháp tâm lý và sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè hay các phương pháp chữa trầm cảm bằng Đông y.

Trầm cảm có phải đi nghĩa vụ không?

Theo những kiến thức chúng tôi tìm hiểu được ở trên mạng, người bị trầm cảm có thể được miễn nghĩa vụ quân sự nếu bệnh của họ thuộc loại không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. 
Tuy nhiên, bạn cần có kết quả chuẩn đoán của cơ sở y tế có thẩm quyền để hội đồng khám xét và đánh giá.
Trên đây là bài viết sơ lược về các thông tin cần thiết của bệnh trầm cảm đến từ blog Sổ Tay Chữa Bệnh. Hy vọng nó đã giúp ích được phần nào cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị căn bệnh này. Cảm ơn vì đã đọc bài viết!



Quang Sơn

Ta muốn sống cuộc đời mà ta muốn, tự do hơn bất kỳ ai.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp: